Tác dụng phụ của thuốc Tafsafe
Thuốc Tafsafe 25mg là thuốc có tác dụng điều trị bệnh vi-rút viêm gan siêu vi B mãn tính ở giai đoạn chưa mất chức năng gan dành cho bệnh nhân 12 tuổi trở lên và cân nặng ít nhất 35kg. Thuốc Tafsafe có chứa thành phần chính Tenofovir alafenamide là một chất ức chế men sao chép ngược để điều trị viêm gan B mạn tính và hỗ trợ điều trị nhiễm HIV. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc điều trị viêm gan B mãn tính. Tuy nhiên, mỗi tình trạng và bệnh nền của bệnh nhân sẽ phù hợp với những loại thuốc điều trị khác nhau.
Dưới đây chúng tôi xin cung cấp đến quý bệnh nhân những thông tin cơ bản nhất và hữu hiệu nhất về Thuốc Tafsafe 25mg. Nếu có bất cứ thắc mắc gì xin hãy vui lòng liên hệ với Nhà thuốc AZ theo số hotline 0929.620.660 hoặc truy cập nhathuocaz.com.vn để được các Dược sĩ Đại học tư vấn một cách nhiệt tình, chính xác và nhanh chóng nhất.
Thông tin cơ bản về thuốc
- Thành phần chính: Tenofovir alafenamide 25 mg
- Công dụng: Điều trị bệnh vi-rút viêm gan siêu vi B mãn tính ở giai đoạn chưa mất chức năng gan (xơ gan còn bù).
- Nhà sản xuất: Atra Pharmaceuticals Limited – Ấn Độ
- Số đăng ký: VN3-250-19
- Đóng gói: Hộp 1 chai x 30 viên hoặc quy cách Tafsafe 25 mg hộp giấy chứa 3 vỉ *10 viên.
- Dạng bào chế: Viên nang mềm
- Nhóm thuốc: Các bệnh về gan
Thành phần của thuốc Tafsafe 25 mg
- Mỗi viên nang thuốc Tafsafe có chứa 25mg Tenofovir alafenamide (dưới dạng Tenofovir alafenamide fumarate) và một số với tá dược: Đường lactose (dưới dạng monohydrate)
- Vỏ nang là hỗn hợp của: Gelatin, Indigo carmine (E132), Titanium dioxide (E171), Oxit sắt (E172)
Thuốc Teravir-AF có xuất xứ từ Ấn Độ, được sản xuất bởi Công ty Natco Pharma Ltd. với thành phần hoạt chất Tenofovir alafenamide là thuốc kháng virus HBV thế hệ mới an toàn và hiệu quả trong điều trị virus viêm gan B mạn tính ở người lớn và trẻ em trên 12 tuổi.
Thuốc Tafsafe 25mg là thuốc gì?
Thuốc Tafsafe 25mg chứa hoạt chất Tenofovir alafenamide là thuốc kháng virus HBV đường uống được chỉ định trong điều trị virus viêm gan B mạn tính ở người lớn. Thuốc được sản xuất tại ấn độ. Được nhập khẩu và phân phối tại Việt Nam
Thuốc Tafsafe 25mg có tốt không?
Thuốc Tafsafe 25mg có chứa hoạt chất Tenofovir alafenamide (TAF) được Cơ quan Quản lý thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) công nhận là thuốc mới điều trị viêm gan B mạn tính vào cuối năm 2016. So với các thuốc chứa hoạt chất Tenofovir disoproxil fumarate (TDF) – một thuốc điều trị virus viêm gan B phổ biến, Tenofovir alafenamide (TAF) có tác dụng ức chế sự nhân lên của virus viêm gan B hiệu quả hơn đồng thời gây ra ít tác dụng phụ trên bệnh nhân. Chúng ta có thể nhận thấy hiệu quả điều trị virus viêm gan B của hai hoạt chất Tenofovir alafenamide (TAF) và Tenofovir disoproxil fumarate (TDF) qua thử nghiệm dưới đây:
+ Sau khi uống 300 mg Tenofovir disoproxil fumarate (TDF) chỉ 1 lượng nhỏ được hấp thu vào trong gan còn lại sẽ đào thải qua thận.
+ Sau khi uống 25 mg Tenofovir alafenamide (TAF) phần lớn thuốc sẽ xâm nhập vào tế bào gan để ức chế virus, chỉ 1 lượng rất nhỏ chuyển hóa ở trong máu.
Thuốc Tafsafe 25mg 25mg là thuốc được sản xuất tại Ấn Độ được công ty xuất nhập khẩu y tế Delta nhập khẩu và phân phối bởi công ty dược phẩm Dạ Lê và công ty dược phẩm Thành An.
Tafsafe 25mg thực sự đã được chứng minh là có hiệu quả trong điều trị viêm gan B trong các nghiên cứu lâm sàng. Tafsafe 25mg làm giảm mức độ vi rút viêm gan B ở hầu hết các bệnh nhân. Trong một nghiên cứu trên 426 bệnh nhân bị viêm gan mãn tính âm tính với kháng nguyên e, 94% bệnh nhân dùng Tafsafe 25mg có nồng độ DNA của virus rất thấp sau 48 tuần điều trị và nghiên cứu thứ hai trên 875 bệnh nhân bị viêm gan mãn tính với bệnh gan có kháng nguyên dương tính, 64 % bệnh nhân dùng Tafsafe 25mg và 67% người dùng tenofovir disoproxil fumarate có nồng độ DNA virus rất thấp sau 48 tuần.
Qua nhiều nghiên cứu, một công thức mới của tenofovir, được gọi là Tenofovir alafenamide (TAF). TAF đã được phê duyệt để điều trị HIV kết hợp. TAF có hiệu quả hơn trong tế bào so với Tenofovir disoproxil fumarate (TDF), một công thức được sử dụng để điều trị viêm gan B (HBV). TAF có thể được dùng với liều thấp hơn, làm giảm nồng độ tenofovir trong huyết tương và ít độc hơn. Các thử nghiệm ngẫu nhiên ở giai đoạn III cho thấy TAF có hiệu quả như TDF ở bệnh nhân viêm gan B (HBeAg). HBeAg âm tính nhưng ít ảnh hưởng đến mật độ xương và độ thanh thải creatinin.
Vì khác với tenofovir disoproxil (TDF) sau khi uống chỉ một phần nhỏ được hấp thu ở gan, còn lại được đào thải qua thận, tenofovir alafenamide (TAF) sau khi uống phần lớn đi vào gan, một phần rất nhỏ thải trừ qua thận. vì vậy hiệu quả cao hơn.
Vào cuối năm 2016, Cơ quan Quản lý và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã phê duyệt Tenofovir alafenamide (TAF) là một loại thuốc mới để điều trị viêm gan B mãn tính.
Hiện nay, trên thị trường và tại Nhà thuốc AZ có bán rất nhiều loại thuốc điều trị viêm gan B như Hepest, Viread, Gentino-B, Mỗi loại thuốc đều có những ưu nhược điểm riêng về giá cả và công dụng. Mỗi bệnh nhân khác nhau và đáp ứng với các loại thuốc khác nhau. Vì vậy, người bệnh có thể liên hệ với các bác sĩ, y tá để lựa chọn cho mình một loại thuốc phù hợp.
Thuốc Tafsafe 25mg dùng để điều trị bệnh lý gì?
Thuốc Tafsafe 25mg được chỉ định để điều trị bệnh viêm gan B mạn tính ở người lớn và trẻ em trên 12 tuổi có chức năng gan còn bù. Bệnh nhân nhiễm virus viêm gan B mạn tính có bằng chứng về sự hoạt động của virus.
Tác dụng của thuốc Tafsafe 25mg trong điều trị virus viêm gan B
Thuốc Tafsafe 25mg có tác dụng ức chế enzym polymerase của ADN virus HBV, từ đó ngăn cản quá trình sao chép và nhân lên của virus trong tế bào gan.
Dưới đây là một số thông tin hữu ích về bệnh viêm gan B, cách phòng và điều trị bệnh.
Virus HBV là gì?
Virus HBV là tên gọi của một loại virus gây ra bệnh viêm gan B. Sau thời gian ủ bệnh từ 3 đến 6 tháng, virus bắt đầu hoạt động và gây viêm gan B cấp tính. Nếu sau 6 tháng, cơ thể bệnh nhân không tự miễn dịch được với virus HBV, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn mạn tính và bệnh nhân sẽ sống chung với virus viêm gan B suốt đời.
Virus viêm gan B lây truyền bằng con đường nào?
Cũng giống như virus HIV, có 3 con đường chính lây nhiễm virus viêm gan B: đường tình dục, đường máu và lây truyền từ mẹ sang con.
Nhiễm viêm gan B mạn tính có triệu chứng gì?
Các triệu chứng của viêm gan B mạn tính: Bệnh nhân nhiễm virus viêm gan B thường ít có triệu chứng trong nhiều năm. Nhiễm virus viêm gan B mạn tính là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây xơ gan và ung thư gan. Một số triệu chứng của bệnh viêm gan B mạn tính:
+ Rối loạn tiêu hóa: sụt cân, mệt mỏi, chán ăn, sợ mỡ,…
+ Triệu chứng ngoài da: vàng da và củng mạc mắt
Cần làm gì để phòng tránh nhiễm virus viêm gan B?
- Phòng bệnh virus viêm gan B đặc hiệu
+ Tiêm vắc xin phòng virus viêm gan B cho tất cả trẻ em trong vòng 24h sau khi sinh. Trẻ được tiêm các mũi tiếp theo lúc 2, 3 và 4 tháng tuổi theo chương trình tiêm chủng mở rộng của bộ Y tế.
+ Tiêm vắc xin phòng virus viêm gan B cho các đối tượng chưa bị nhiễm HBV. Cần thực hiện xét nghiệm HBsAg và anti-HBs trước khi tiêm vắc xin phòng virus viêm gan B. Để có được miễn dịch tốt nhất, cần tiêm 3 mũi (mũi thứ 2 sau tiêm mũi đầu 1 tháng, mũi thứ 3 sau mũi đầu tiên 6 tháng)
+ Tiêm vắc xin phòng virus viêm gan B cho nhân viên y tế.
- Phòng bệnh virus viêm gan B không đặc hiệu
+ Sàng lọc máu và chế phẩm máu trước khi tiến hành truyền máu
+ Không tiêm chích ma túy
+ Tình dục an toàn.
+ Tránh tiếp xúc với máu và các dịch tiết của bệnh nhân nhiễm virus viêm gan B
+ Không dùng chung các đồ dùng sinh hoạt hàng ngày như: dao cạo râu, bàn chải đánh răng,…
Các thuốc điều trị virus viêm gan B
Dưới đây là các thuốc điều trị virus viêm gan B ở người lớn và trẻ em hiện nay.
Các thuốc điều trị virus viêm gan B ở người lớn
- Interferons điều hòa hệ miễn dịch :
+ Pegylated Interferon (Pegasys): tiêm 1 lần mỗi tuần, điều trị trong 6 tháng đến 1 năm. Thuốc có thể gây ra tác dụng phụ như triệu chứng giống cúm và trầm cảm.
+ Interferon Alpha (Intron A): tiêm nhiều lần một tuần, thời gian điều trị thường trong 6 tháng đến 1 năm. Đây là một loại thuốc thế hệ cũ không được sử dụng thường xuyên.
- Thuốc kháng virus:
+ Tenofovir disoproxil (tên biệt dược: Viread): uống 1 viên mỗi ngày; thời gian điều trị ít nhất một năm hoặc lâu hơn, có ít tác dụng phụ
+ Tenofovir alafenamide (tên biệt dược: Tafsafe 25mg): uống 1 viên mỗi ngày trong ít nhất một năm hoặc lâu hơn, có ít tác dụng phụ
+ Entecavir (Tên biệt dược: Baraclude): uống 1 viên mỗi ngày trong ít nhất một năm hoặc lâu hơn, có ít tác dụng phụ
+ Telbivudine (Tên biệt dược: Tyzeka/Sebivo): uống 1 viên mỗi ngày; điều trị trong ít nhất một năm hoặc lâu hơn, ít tác dụng phụ. Đây được coi là thuốc điều trị dòng thứ hai
+ Adefovir Dipivoxil (Tên biệt dược: Hepsera): uống 1 viên mỗi ngày; điều trị trong ít nhất một năm hoặc lâu hơn, ít tác dụng phụ. Thuốc này coi là một lựa chọn điều trị bậc hai.
+ Lamivudine (Tên biệt dược: Epivir-HBV, Zeffix hoặc Heptodin): uống 1 viên mỗi ngày; điều trị trong ít nhất một năm hoặc lâu hơn, có ít tác dụng phụ. Lamivudine là thuốc cũ, ít hiệu quả hơn.
Các thuốc điều trị viêm gan B cho trẻ nhỏ
+ Thuốc Entecavir (Baraclude): uống 1 viên/ngày; điều trị trong ít nhất một năm hoặc lâu hơn, ít tác dụng phụ. Entecavir dành cho trẻ em từ 2 tuổi trở lên
+ Thuốc Tenofovir disoproxil (Viread): uống 1 viên/ngày; điều trị trong ít nhất một năm hoặc lâu hơn, ít tác dụng phụ; sử dụng cho trẻ em từ 12 tuổi trở lên
+ Peginterferon alfa-2a (Pegasys): tiêm 1 lần/tuần; điều trị trong 6 tháng đến 1 năm. Thuốc này có thể gây ra tác dụng phụ như triệu chứng giống cúm
+ Lamivudine (Epivir-HBV, Zeffix, Heptodin): uống 1 viên/ngày; điều trị trong ít nhất một năm hoặc lâu hơn, có ít tác dụng phụ. Lamivudine là thuốc cũ, ít hiệu quả hơn.
Thuốc Tafsafe 25mg được sử dụng như thế nào?
Bệnh nhân cần tuân thủ tuyệt đối liều dùng – cách dùng thuốc Tafsafe 25mg theo sự hướng dẫn của bác sĩ điều trị.
Cách dùng thuốc Tafsafe 25mg
Thuốc Tafsafe 25mg bào chế dưới dạng viên nén bao phim được dùng theo đường uống. Thời điểm sử dụng thuốc tối ưu: uống thuốc ngay sau bữa ăn.
Liều dùng thuốc Tafsafe 25mg
Thuốc Tafsafe 25mg chỉ được sử dụng cho người lớn và trẻ em trên 12 tuổi.
Liều dùng thuốc thông thường: uống 1 viên/lần x 1 lần/ngày
Quên liều thuốc Tafsafe 25mg
Khi quên một liều thuốc Tafsafe 25mg, hãy sử dụng ngay liều thuốc đã quên khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thời điểm dùng liều thuốc Tafsafe 25mg tiếp theo đã đến gần, hãy bỏ qua liều thuốc Tafsafe 25mg đã quên và sử dụng liều thuốc tiếp như lịch trình.
Quá liều thuốc Tafsafe 25mg
Khi bệnh nhân sử dụng quá liều thuốc Tafsafe 25mg, hãy ngừng sử dụng thuốc và liên hệ trực tiếp với bác sĩ để có hướng xử trí kịp thời.
Sử dụng thuốc thuốc Tafsafe 25mg trên các đối tượng đặc biệt
Dưới đây là một số khuyến cáo sử dụng thuốc Tafsafe 25mg trên các đối tượng: phụ nữ cho con bú, phụ nữ có thai, người lái xe và vận hành máy móc.
+ Với phụ nữ cho con bú: Chưa rõ hoạt chất Tenofovir alafenamide có được tiết vào sữa mẹ hay không. Không có đủ thông tin về ảnh hưởng của tenofovir ở trẻ bú mẹ. Vì vậy, không nên dùng thuốc Tafsafe 25mg trong thời kỳ cho con bú.
+ Với phụ nữ có thai: Hiện tại, chỉ có số lượng dữ liệu hạn chế về việc sử dụng tenofovir alafenamide ở phụ nữ đang mang thai. Tuy nhiên, một lượng lớn dữ liệu cho thấy không có dị tật cũng như độc tính đối với thai nhi hoặc trẻ sơ sinh liên quan đến việc sử dụng tenofovir disoproxil. Việc sử dụng thuốc Tenofovir alafenamide có thể được xem xét trong thai kì nếu cần thiết.
+ Với người lái xe và vận hành máy móc: Thuốc Tafsafe 25mg không có hoặc ảnh hưởng không đáng kể đến khả năng lái xe và sử dụng máy móc. Bệnh nhân cần được bác sĩ/ dược sĩ thông báo về tình trạng chóng mặt đã được báo cáo trong khi điều trị với thuốc Tafsafe 25mg.
Chống chỉ định của thuốc Tafsafe 25mg
Thuốc Tafsafe 25mg tuyệt đối không được sử dụng trong những trường hợp dưới đây:
+ Bệnh nhân đã từng dị ứng hoạt chất Tenofovir hay bất kì thành phần nào của thuốc Tafsafe 25mg
+ Bệnh nhân bị suy gan mất bù, suy thận ở giai đoạn cuối (độ thanh thải creatine dưới 15 mL/phút).
Tác dụng phụ của thuốc Tafsafe 25mg
Trong quá trình sử dụng thuốc Tafsafe 25mg, một số bệnh nhân có thể gặp phải các tác dụng không mong muốn của thuốc. Cụ thể:
- Tác dụng phụ thường gặp của thuốc Tafsafe 25mg
+ Phản ứng toàn thân: Mỏi cơ, nhức đầu
+ Trên tiêu hóa: Đau bụng, chướng hơi, chán ăn, buồn nôn, nôn, khó tiêu hoặc tiêu chảy.
+ Trên huyết học: Giảm phosphat trong máu, giảm bạch cầu trung tính,
+ Ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm ALT, AST, glucose nước tiểu.
- Tác dụng phụ ít gặp của thuốc Tafsafe 25mg
Đau bụng, nhiễm độc gan và thận (khi sử dụng liều cao).
- Tác dụng phụ hiếm gặp của thuốc Tafsafe 25mg
+ Nhiễm toan lactic, nhiễm độc gan
+ protein niệu, suy thận cấp, và hoại tử ống thận.
+ Viêm tụy.
Nhận xét
Đăng nhận xét